Trang chủ    Giới thiệu    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO    ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 2    Quản lý xã hội    Chuyên ngành Quản lý xã hội

Chuyên ngành Quản lý xã hội

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số 3048/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 28/9/2015 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

 

Ngành đào tạo            :Chính trị học

Chuyên ngành            :Quản lý xã hội

Mã số                          :52 31 02 01

Trình độ đào tạo         :Đại học thứ hai

Loại hình đào tạo       :Chính quy tập trung

           

1. Mục tiêu đào tạo

            1.1. Mục tiêu chung

           Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, có khả năng tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội về lãnh đạo, quản lý xã hội; có khả năng trực tiếp tham gia quản lý những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thuộc các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; có khả năng nghiên cứu khoa học Quản lý xã hội; có cơ hội học tập ở bậc  sau đại học trong và ngoài nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể   

- Về kiến thức:                                     

           + Nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý xã hội;

          + Có sự hiểu biết nhất định về những quan điểm, tư tưởng khác nhau và cách thức, phương pháp đấu tranh với quan điểm tư tưởng sai trái, thù địch, đi ngược lợi ích dân tộc và đối lập với hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

         + Trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành về quản lý xã hội; giúp người học có phương pháp tư duy khoa học, có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn của quản lý xã hội đặt ra.

- Về kỹ năng:

Người học khi tốt nghiệp, bước đầu có những năng lực cơ bản sau:

           + Có năng lực tổng hợp về quản lý xã hội; nắm vững phương pháp và nghệ thuật quản lý trong các cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ chức của Đảng; trong các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực xã hội.

+ Có khả năng tham mưu, tư vấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp hoạch định mục tiêu quản lý và tổ chức thực hiện mục tiêu có hiệu quả.

+ Nhạy cảm trong việc nắm bắt các tình huống quản lý xã hội và chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất giải pháp giải quyết.

+ Có khả năng giao tiếp, biết xử lý các mối quan hệ trong hoạt động quản lý xã hội.

+ Có năng lực độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý xã hội; có thể tham gia thuyết trình những vấn về quản lý xã hội.

- Về phẩm chất chính trị và đạo đức:

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

            + Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, say mê nghề nghiệp.

- Về vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

            Người học sau khi tốt nghiệp có thể tham gia quản lý, tham mưu, giúp việc trong các cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ chức của Đảng; trong các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực xã hội.

            - Trình độ ngoại ngữ:Người học tốt nghiệp từ năm 2017 trở đi phải đạt trình độ ngoại ngữ B1 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 450 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS).

            - Trình độ Tin học: Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ A, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Thời gian đào tạo: 2 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa:

Chương trình đào tạo toàn khoá gồm 68 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

           Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có thể dự thi vào ngành Chính trị học chuyên ngành Quản lý xã hội nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp đại học;

            - Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) số 10/TTLB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học.

Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

           Thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

6. Thang điểm:

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

           Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7. Nội dung chương trình:

TT

học phần

Học phần

Số tín chỉ

Phân bổ

Học phần tiên quyết

Phân kỳ

Lý thuyết

  Thực hành

      7.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

10

 

 

 

 

1

TM01011

Triết học Mác - Lênin

2.0

1.5

0.5

 

1

2

KT01011

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2.0

1.5

0.5

 

1

3

CN01011

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.0

1.5

0.5

 

2

4

LS01002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.0

1.5

0.5

 

3

5

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.0

1.5

0.5

 

3

        Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

58

 

 

 

 

      7.2. Kiến thức cơ sở ngành

15

 

 

 

 

Bắt buộc

9

 

 

 

 

6

NP02014

Khoa học quản lý

3.0

2.0

1.0

 

1

7

TT02366

Nghệ thuật phát biểu miệng

3.0

2.0

1.0

 

1

8

CT02059

Khoa học chính sách công

3.0

2.0

1.0

 

1

Tự chọn

6/27

 

 

 

 

9

NP02002

Lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước Việt Nam

3.0

2.0

1.0

 

2

10

NP03605

Giao tiếp trong quản lý xã hội

3.0

2.0

1.0

 

2

11

TH02051

Lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh

3.0

2.0

1.0

 

2

12

TH02055

Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh

3.0

2.0

1.0

 

2

13

CN02050

Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

3.0

2.0

1.0

 

2

14

CN02052

Lịch sử tư tưởng Việt Nam

3.0

2.0

1.0

 

2

15

TG02005

Tâm lý học lãnh đạo, quản lý

3.0

2.0

1.0

 

2

16

TT02353

Lý thuyết truyền thông và vận động

3.0

2.0

1.0

 

2

17

CT02054

Thể chế chính trị thế giới đương đại

3.0

2.0

1.0

 

2

       7.3. Kiến thức chuyên ngành

33

 

 

 

 

Bắt buộc

21

 

 

 

 

18

NP03607

Lý luận về nhà nước và pháp luật

3.0

2.0

1.0

 

1

19

NP03608

Lý thuyết chung quản lý xã hội

3.0

2.0

1.0

 

2

20

NP03602

Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (phần 1)

3.0

2.0

1.0

 

2

21

NP03603

Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (phần 2)

3.0

2.0

1.0

 

2

22

NP03616

Quản lý hành chính nhà nước

3.0

2.0

1.0

 

2

23

NP03631

Quản lý xã hội về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội

3.0

2.0

1.0

 

3

24

NP03633

Soạn thảo văn bản quản lý

3.0

2.0

1.0

 

1

Tự chọn

6/18

 

 

 

 

25

NP03630

Quản lý xã hội về kinh tế

3.0

2.0

1.0

 

3

26

NP03629

Quản lý xã hội về khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường

3.0

2.0

1.0

 

3

27

NP03627

Quản lý xã hội về dân tộc và tôn giáo

3.0

2.0

1.0

 

3

28

NP03628

Quản lý xã hội về giáo dục – đào tạo

3.0

2.0

1.0

 

3

29

NP03626

Quản lý xã hội về dân số và phát triển

3.0

2.0

1.0

 

3

30

NP03617

Quản lý nguồn nhân lực xã hội

3.0

2.0

1.0

 

3

Kiến thức bổ trợ

6

 

 

 

 

Bắt buộc

4

 

 

 

 

31

NP03612

Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy quản lý xã hội

2.0

1.0

1.0

 

3

32

NP03610

Pháp chế trong quản lý

2.0

1.5

0.5

 

3

Tự chọn

2/8

 

 

 

 

33

NP03636

Phòng chống tham nhũng trong quản lý

2.0

1.5

0.5

 

3

34

NP03614

Quản lý cấp cơ sở

2.0

1.5

0.5

 

3

35

NP03635

Thể chế trong quản lý

2.0

1.5

0.5

 

3

36

NP03604

Công tác xã hội trong quản lý

2.0

1.5

0.5

 

3

37

NP03638

Thực tập tốt nghiệp

3.0

0.5

2.5

 

4

38

NP03014

Khóa luận

7.0

0.5

6.5

 

4

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7.0

 

 

 

4

39

NP03632

Quyền con người trong quản lý

3.0

2.0

1.0

 

4

40

NP03615

Quản lý công sở, công sản

2.0

1.5

0.5

 

4

41

NP03639

Xử lý tình huống trong quản lý

2.0

1.0

1.0

 

4

Tổng

68

 

 

 

 

 

GIÁM ĐỐC

 

Đã ký

 

PGS, TS. Trương Ngọc Nam

CÁC TIN KHÁC


    Trang chủ    |     Giới thiệu      |     Tuyển Sinh       |     Tra cứu điểm thi       |      Hỏi đáp     |       Liên hệ