Trang chủ    Giới thiệu    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO    ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 1    Công tác xã hội    Ngành Công tác xã hội (áp dụng cho khóa 38)

Ngành Công tác xã hội (áp dụng cho khóa 38)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

*

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

 

 


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số 4970-QĐ/HVBCTT-ĐT ngày 26 tháng 10 năm 2018

của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

 

Cơ sở giáo dục             : Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục:

Tên văn bằng               : Cử nhân Công tác xã hội

Tên chương trình        : Công tác xã hội

Trình độ đào tạo         : Đại học

Ngành đào tạo             : Công tác xã hội                 Mã số: 7760101

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo trình độ cử nhân nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối  của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh; có khả năng thực hiện các kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội và công việc ở cơ quan có hoạt động của ngành Công tác xã hội; có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học thạc sĩ, tiến sĩ.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

- Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, về quốc phòng an ninh; có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất;

- Nắm vững kiến thức cơ bản về tâm lý học, các lí thuyết và mô hình công tác xã hội; các phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp; kiến thức cơ bản về việc phân tích, xây dựng kế hoạch, hỗ trợ thực hiện và lượng giá tiến trình công tác xã hội

-  Có kiến thức xây dựng các mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng cần sự can thiệp của nhân viên công tác xã hội; có khả năng phân tích và xây dựng chính sách xã hội cho nhóm yếu thế

-  Đặc biệt biết sử dụng các mô hình và kỹ năng truyền thông trong hoạt động công tác xã hội.

- Có kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng phù hợp với chuyên ngành Công tác xã hội;

- Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học trong lĩnh vực Công tác xã hội.

1.2.2. Về kỹ năng

Người học khi tốt nghiệp, bước đầu có những năng lực cơ bản sau:

- Sử dụng được các kĩ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và nhóm để giúp họ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của mình.

- Có kĩ năng đánh giá, phát hiện các vấn đề trong cộng đồng, huy động nguồn lực phát triển cộng đồng, tham gia quản lí và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng.

- Phát triển kĩ năng vận động và tham gia gia xây dựng chính sách xã hội và các chính sách có   liên quan.

- Có kỹ năng nghiên cứu, đánh giá chính sách, mô hình trợ giúp xã hội

- Có kĩ năng phân tích, đánh giá, áp dụng mô hình tiếp cận phục vụ cho phát triển nghề nghiệp.

- Có kĩ năng giao tiếp, tuyên truyền vận động và huy động các phương tiện truyền thông đại chúng phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội.

- Có các kỹ năng cơ bản về hoạt động công tác đoàn thể, hoạt động chính trị phối hợp cùng với các hoạt động công tác xã hội.

1.2.3. Phẩm chất chính trị và đạo đức

- Trung thành với mục tiêu, lý tưởng XHCN; tư tưởng chính trị vững vàng, không hoang mang dao động trước những quan điểm lệch lạc, sai trái; làm tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân - nhân viên công tác xã hội.

- Trung thực, thẳng thắn, xây dựng tập thể đoàn kết, sống vì sự phát triển của cộng đồng.

- Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị, hợp tác, thân thiện phục vụ cộng đồng.

- Có ý thức cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

1.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

- Các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương tới địa phương.

- Các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng khác nhau thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… và các trung tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế của Nhà nước (Trung tâm bảo trợ xã hội, Các mái ấm, Nhà tình thương…).

- Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội trong các Công ty, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý.

- Có thể tư vấn, hỗ trợ cho các nhà quản lý lãnh đạo tham mưu, giám sát quá trình thực hiện chính sách cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

- Làm công tác nghiệp vụ chuyên ngành công tác xã hội tại các tỉnh, thành phố, ngành, đoàn thể, các trung tâm giáo dục chính trị xã hội, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

-  Hoạt động nghề nghiệp tại các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm chăm sóc cộng đồng, trợ lí dự án phát triển cộng đồng và cán bộ truyền thông trong các dự án phát triển.

-  Làm công tác chuyên môn tại các tổ chức quốc tế.

1.4. Trình độ ngoại ngữ

Người học khi tốt nghiệp phải đạt trình độ ngoại ngữ B1 khung châu Âu ( tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 450 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS )

1.5. Trình độ Tin học

Người học có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Căn cứ xây dựng chương trình:

2.1. Căn cứ thực tiễn:

2.1. 1. Các chương trình đào tạo tham khảo

Chương trình đào tạo trong nước:

- Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội của Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016.

- Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội Đại học Lao động Xã hội năm 2016.

- Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2016.

- Chương trình đào tạo cử nhân ngành Công tác xã  Đại học Cần Thơ năm 2015.

Chương trình đào tạo quốc tế:

- Chương trình cử nhân công tác xã hội của trường The American University of Paris(Pháp) năm 2015.

- Chương trình cử nhân công tác xã hội của trường University of the Fraser Valley (Canada) năm 2016.

 - Chương trình cử nhân công tác xã hội của trường San Jose State University (Mỹ) năm 2016.

 - Chương trình cử nhân công tác xã hội trường Utah State University (Mỹ) năm 2015.

2.1.2. Kết quả khảo sát

* Khảo sát nhu cầu đào tạo:

Hoạt động đánh giá chương trình đào tạo Cử nhân CTXH tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thực hiện dựa trên phương pháp lấy ý kiến đánh giá của các giảng viên, nhà tuyển dụng nhân lực CTXH, các sinh cựu sinh viên CTXH của trường và các nhà lãnh đạo quản lý. Dựa trên các thông tin thu thập được đưa ra những nhận định, phân tích một cách khách quan về chất lượng, tính phù hợp và thống nhất của quy trình xây dựng khung chương trình đào tạo, nội dung khung chương trình cũng như chuẩn đầu ra cho ngành CTXH đang được đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, chương trình đã được đổi mới 2 lần và đây là chương trình dự kiến thay đổi lần thứ 3.

Kết quả nghiên cứu năm 2017: Đối với chuẩn đầu ra ngành CTXH, về kiến thức, các kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành được người trả lời đánh giá cao về mức độ cần thiết, các khối kiến thức giáo dục đại cương được đánh giá thấp hơn. Về kỹ năng, hầu hết các kỹ năng đều được người trả lời đánh giá ở mức độ cần thiết khá cao, có một số kỹ năng được đánh giá với thang điểm tối đa bao gồm các kỹ năng: Khả năng tư duy theo hệ thống; Nắm vững các phương pháp theo các chủ thuyết cơ bản của công tác xã hội tiếp cận phân tích các nhóm xã hội nhằm hướng tới can thiệp hiệu quả các vấn đề chủ đạo đặt ra trong công tác xã hội; Kỹ năng mềm; Kỹ năng biết lắng nghe. Ngoài ra một vài kỹ năng không được người trả lời đánh giá cao: Kỹ năng đánh giá xu hướng phát triển của một vấn đề xã hội; Nắm vững hệ thống các lý thuyết công tác xã hội trong tiến trình can thiệp nhóm và cộng đồng. Về thái độ, đạo đức, được người trả lời đánh giá với điểm số khá cao, người trả lời cho rằng với phẩm chất thái độ, đạo đức trong ngành CTXH là một trong những tiêu chí hết sức cần thiết trong công việc sau này.

Đối với khung chương trình của ngành CTXH, người trả lời cho rằng hầu hết các môn học trong chương trình của ngành CTXH – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã được sắp xếp ở mức độ hợp lý cao, tất cả các môn học được đánh giá là khá cần thiết đối với người học. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, các môn học đại cương được đánh giá ở mức độ cần thiết khá cao, nhưng mức độ hợp lý về số tín chỉ thì lại tương đối nhiều. Điều đặc biết là đối với các môn thực hành của ngành CTXH được người trả lời đánh giá ở mức độ cần thiết là cao nhất, thì mức độ sắp xếp với số lượng tín chỉ lại được cho là ít, đa số người trả lời cho rằng số tín chỉ đối với các môn thực hành trong CTXH là ít và cần phải tăng thêm.

* Khảo sát chất lượng đào tạo với đối tượng sinh viên trước tốt nghiệp năm 2017, 2018 (báo cáo kết quả khảo sát lưu tại Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo).

2.2. Căn cứ pháp lí

- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.

- Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

- Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về khối lượng kiến thức tối thiểu, năng lực người học đối với trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ và tiến sỹ;

- Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;

- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

- Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học;

- Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học;

- Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền ban hành Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền;

- Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 Về việc sử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.

3. Chuẩn đầu ra

3.1. Về kiến thức

Kiến thức đại cương

CĐR 1. Xác định được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam.

CĐR 2. Hiểu được một cách hệ thống kiến thức các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học, như chính trị, pháp luật, văn hoá, dân số, tâm lý, kinh tế, dư luận xã hội, các chính sách xã hội, toán thống kê và tin học văn phòng.

CĐR 3. Vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong nghiên cứu.

Kiến thức cơ sở ngành

CĐR 4. Hiểu được quá trình hình thành và các lí thuyết vận dụng trong Công tác xã hội, hệ thống các khái niệm cơ bản được sử dụng trong CTXH.

CĐR 5. Xác định được các đối tượng của ngành CTXH, có kiến thức cơ bản và thực tiễn về CTXH đối với nhóm yếu thế và cộng đồng.

CĐR 6. Nắm vững được các phương pháp thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu các vấn đề liên quan tới phát triển cá nhân và cộng đồng.

CĐR 7. Đánh giá được vai trò của truyền thông và vận dụng xây dựng các sản phẩm truyền thông với công tác xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể.

CĐR 8. Nắm được vai trò của các chính sách an sinh xã hội đối với sự phát triển của hai cộng đồng dân cư nông thôn và đô thị.

 Kiến thức ngành

CĐR 9. Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học vào các hoạt động thực tiễn và phân tích, đánh giá các mô hình trong hoạt động CTXH.

CĐR 10. Có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp mang tính khoa học và chuyên sâu trong hoạt động của ngành CTXH.

CĐR 11. Có khả năng tổ chức, điều hành có hiệu quả trong hoạt động vận động chính sách đối với nhóm yếu thế.

CĐR 12: Có khả năng giao tiếp, thuyết phục, vận động, biện hộ đối với thân chủ và các nhóm xã hội.

 Kiến thức chuyên ngành

CĐR 13. Vận dụng các kiến thức và phương pháp đã học thực hiện tốt tiến trình can thiệp đối với cá nhân và nhóm xã hội.

CĐR 14. Thực hành tiến trình công tác xã hội tại các cơ sở kiến tập, thực tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

CĐR 15. Nắm vững và vận dụng các tri thức và phương pháp thực hiện tiến trình công tác xã hội đặc thù trong các lĩnh vực can thiệp đối với nhóm yếu thế.

CĐR 16. Có kỹ năng tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng nhằm hướng tới nâng cao nhận thức, tạo sự đoàn kết và phát triển cộng đồng.

3.2. Về kỹ năng

Kỹ năng chung

CĐR 17. Kỹ năng phân tích có phản biện thông tin và dữ liệu: Khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh đối chiếu thông tin, đưa ra nhận định và kết luận.

CĐR 18. Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo: Khả năng xác định và phân tích những tình huống phức tạp, đưa ra nhiều phương án lựa chọn để xử lý một số vấn đề xã hội.

CĐR 19. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ lời nói và văn bản một cách trôi chảy, chuẩn xác, hiệu quả.

CĐR 20. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ tương đương B1 khung châu Âu ( tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 450 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS ).

CĐR 21. Kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông trình độ cơ bản theo mô tả trong Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ban hành kèm thông tư 03/2014/TT-BTTT.

Kỹ năng chuyên biệt cho ngành Công tác xã hội

CĐR 22.  Kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy phản biện: đưa ra nhận định dựa trên quan sát, so sánh, phân tích, đánh giá các bằng chứng; xem xét các cách tiếp cận giải quyết vấn đề khác nhau; đánh giá giải pháp lựa chọn; chiêm nghiệm quá trình hoạt động để rút ra các bài học, nguyên tắc cho bản thân.

CĐR 23. Có năng lực tư duy tổng hợp và biết phân tích các vấn đề xã hội từ nhiều góc độ của các ngành khoa học khác nhau.

CĐR 24. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tiến trình công tác xã hội đối với cá nhân, đối với nhóm và cộng đồng.

CĐR 25. Kỹ năng sử dụng công cụ, trang thiết bị, phần mềm trong trình bày các chương trình can thiệp trong phát triển cộng đồng.

CĐR 26. Kỹ năng lượng giá hiệu quả trong tiến trình can thiệp hoạt động công tác xã hội.

CĐR 27.Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn ở mức có thể hiểu được ý chính của bài nói hoặc viết về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực công tác xã hội và có thể diễn đạt được nội dung, ý tưởng về chủ đề dưới hình thức nói và viết.

3.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

CĐR 28. Có khả năng tổ chức, điều hành và làm việc theo nhóm. Biết truyền thông trong nhóm, giữa nhóm với các nhóm và tổ chức khác.

CĐR 29. Có năng lực lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Công tác xã hội.

CĐR 30. Có năng lực thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

CĐR 31. Có năng lực tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.

CĐR 32. Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.

4. Thời gian đào tạo: 4 năm.

Tuỳ theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên có thể sắp xếp để rút ngắn tối đa 2 học kỳ chính hoặc kéo dài tối đa 4 học kỳ chính so với thời gian đào tạo quy định trên. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

5. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ(chưa kể Kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh).

6. Đối tượng tuyển sinh, tiêu chí tuyển sinh

Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, chuyên ngành Giảng viên Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước nếu có đủ các điều kiện sau:

- Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm THPT đạt 6,0 trở lên;

- Hạnh kiểm 3 năm THPT xếp loại Khá trở lên.

- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

-Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

 Đối tượng là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 Quy định nêu trên.

8. Cách thức đánh giá:

Điểmđánhgiábộphậnvàđiểmthikếtthúchọcphầnđượcchấmtheothangđiểm10(từ0đến10),làmtrònđếnmộtchữsốthậpphân. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân, được chuyển thành thang điểm 4 và điểm chữ theo quy định tại điều 23; điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

9. Nội dung chương trình:

9.1.Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 130 tín chỉ,chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh, trongđó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

44 tín chỉ

- Khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

11 tín chỉ

- Khoa học xã hội và nhân văn

15 tín chỉ

Bắt buộc

9  tín chỉ

Tự chọn

6/20 tín chỉ

- Toán và khoa học tự nhiên

6 tín chỉ

- Ngoại ngữ

12 tín chỉ

Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng

 

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

86 tín chỉ

- Kiến thức cơ sở ngành

23 tín chỉ

Bắt buộc

17 tín chỉ

Tự chọn

6/12 tín chỉ

- Kiến thức ngành

19 tín chỉ

Bắt buộc

13 tín chỉ

Tự chọn

6/18 tín chỉ

- Kiến thức bổ trợ

6 tín chỉ

Bắt buộc

3 tín chỉ

Tự chọn

3/9 tín chỉ

  • Kiến thức chuyên ngành

27 tín chỉ

Bắt buộc

21 tín chỉ

Tự chọn

6/18 tín chỉ

- Kiến tập

2 tín chỉ

- Thực tập nghề nghiệp

3 tín chỉ

- Khóa luận/tác phẩm tốt nghiệp, môn học thay thế

6 tín chỉ

9.2 Nội dung chương trình

TT

Mã học phần

Học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)

Khối lượng kiến thức

Ghi chú

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

44

 

1.1. Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

 

1.  

TM01012

Triết học Mác- Lênin

Cung cấp những kiến thức cơ bản, tổng hợp, có hệ thống những vấn đề của của triết học Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử); từ đó, người học có cơ sở và phương pháp nghiên cứu, học tập hợp lý, vận dụng vào quá trình đánh giá các hiện tượng đời sống.

3,0 (2,0:1,0)

 

  2.

KT01011

Kinh tế chính trị Mác- Lênin

Nội dung học phần gồm kiến thức về các phạm trù kinh tế cơ bản: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả, cạnh tranh, cung cầu, giá trị thặng dư, tư bản, tích lũy, tuần hoàn, chu chuyển của tư bản, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, tư bản nông nghiệp, địa tô tư bản, chủ nghĩa tư bản độc quyền, sở hữu, thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, …

2,0 (2,0:1,0)

 

  3.

CN01002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về các nguyên lý của CNXHKH: quy luật ra đời và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; các vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

2,0 (1,5:0,5)

 

  4.

LS01002

Lịch sử  Đảng Cộng sản Việt Nam

Nội dung học phần gồm: đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn học; sự ra đời của Đảng CSVN (1920-1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), đối với các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) và đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ cả nước quá độ lên CNXH (1975-2018); và những bài học về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam

2,0 (2,0:1,0)

 

  5.

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn học; về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về nhân văn, đạo đức và văn hóa.

2,0 (1,5:0,5)

 

1.2.  Khoa học xã hội và nhân văn

15

 

Bắt buộc

9

 

  6.

NP01001

Pháp luật đại cương

Bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước nói chung và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng; Những kiến thức cơ bản về pháp luật và hệ thống pháp luật XHCN; Những kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

3,0 (2,0:1,0)

 

  7.

CT01001

Chính trị học

Trang bị những vấn đề lý luận chung nhất của lĩnh vực chính trị, từ việc làm rõ khái niệm chính trị, chính trị học, đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học, khái lược lịch sử tư tưởng chính trị đến việc làm rõ các phạm trù: quyền lực chính trị, chủ thể quyền lực chính trị, cơ chế thực thi quyền lực chính trị, quan hệ chính trị với kinh tế, văn hoá chính trị và đặc biệt làm rõ xu hướng chính trị của thế giới và định hướng XHCN ở Việt Nam

2,0 (1,5:0,5)

 

 

  8.

XD01001

Xây dựng Đảng

Nội dung học phần gồm: vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học; những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; các mặt xây dựng nội bộ Đảng (xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức); công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác dân vận của Đảng; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội.

2,0 (1,5:0,5)

 

  9.

XH01001

Xã hội học đại cương

Nội dung môn học này làm rõ các kiến thức cơ bản liên quan đến bộ môn xã hội học như: Đối tượng nghiên cứu, lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, các khái niệm cơ bản của xã hội học; Các phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành điều tra xã hội học. Ngoài ra còn tìm hiểu các nội dung cần quan tâm của một số chuyên ngành nghiên cứu xã hội học như: xã hội học gia đình, xã hội học nông thôn – đô thị, xã hội học truyền thông đại chúng.

2,0 (1,5:0,5)

 

Tự chọn

6/20

 

10. 

TG01004

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Nội dung học phần gồm: nhập môn phương pháp nghiên cứu khoa học; vấn đề nghiên cứu, xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu; đề tài nghiên cứu khoa học: Căn cứ lựa chọn  đề tài khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết cho một đề tài khoa học; xây dựng đề cương nghiên cứu một đề tài khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; phương pháp và phân loại phương pháp nghiên cứu; một số phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

2,0 (1,5:0,5)

 

11. 

TG01006

Tâm lí học đại cương

Những kiến thức cơ bản về bản chất hiện tượng tâm lý người, quy luật và các cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý như nhận thức, tình cảm, ý chí của cá nhân; khái niệm nhân cách, các thành tố trong cấu trúc nhân cách và con đường hình thành và phát triển nhân cách.

2,0 (1,5:0,5)

 

12. 

TT01002

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Cung cấp những kiến thức nền tảng, chung nhất về văn hóa Việt Nam trên các mặt: những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa; diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam; vấn đề giao lưu tiếp biến trong văn hóa Việt Nam; mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường…

2,0 (1,5:0,5)

 

13. 

CT01002

Thể chế chính trị thế giới đương đại

Cung cấp kiến thức chung nhất và hệ thống về các loại hình thể chế chính trị thế giới đương đại, kiến thức sâu về những thể chế chính trị điển hình ở một số nước trên thế giới thời kỳ hiện nay.

2,0 (1,5:0,5)

 

14. 

TT01003

Nguyên lí công tác tư tưởng

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống và chuyên sâu về công tác tư tưởng bao gồm: bản chất,  hệ thống cấu trúc của công tác tư tưởng; nguyên tắc, phương châm công tác tư tưởng và đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trò, mối quan hệ của các yếu tố: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, hiệu quả công tác tư tưởng; tính chất, nội dung, phương thức đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.

2,0 (1,5:0,5)

 

15. 

LS01003

Dân tộc học đại cương

Những kiến thức cơ bản của các dân tộc trên thế giới bao gồm: Lịch sử nguồn gốc tộc người, các phương pháp nghiên cứu đặc thù và liên ngành để giải mã đời sống và các hiện tượng văn hóa của các tộc người trên thế giới.

2,0 (1,5:0,5)

 

16. 

ĐC01001

Tiếng Việt thực hành

Gồm những nội dung cơ bản, khái quát về lý thuyết tiếng Việt và thực hành tiếng Việt. Sinh viên thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện, sáng tạo sản phẩm báo

2,0 (1,5:0,5)

 

17. 

KT02010

Quản lý kinh tế

Học phần gồm: Tổng quan về quản lý kinh tế và khoa học quản lý kinh tế; Chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế quản lý kinh tế; công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế; quản lý nhà nước về kinh tế; quản lý các loại hình doanh nghiệp; thông tin và quyết định quản lý kinh tế; cán bộ quản lý kinh tế, làm cơ sở cho việc nắm bắt, đánh giá và giải quyết các vấn đề của thực tiễn quản lý kinh tế.

2,0 (1,5:0,5)

 

18. 

TM01007

Lôgic học

Trang bị cho người học những tri thức cơ bản, hiện đại về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp tư duy đúng đắn của logic học đại cương và vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn.

2,0 (1,5:0,5)

 

19. 

CT03045

Chính sách xã hội

Học phần trang bị cho người học những tri thức cơ bản về chính sách xã hội; Hệ thống chính sách xã hội và quy trình quy trình chính sách xã hội của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề xã hội,  đảm bảo sự phát triển tiến bộ và công bằng xã hội.

2,0 (1,5:0,5)

 

1.3. Toán và khoa học tự nhiên

6

 

20. 

ĐC01005

Tin học ứng dụng

Trang bị các kiến thức cơ bản về CNTT; sử dụng máy tính và mạng; sử dụng các phần mềm xử lý văn bản (Microsoft Word), xử lý bảng tính (Microsoft Excel,…), thiết kế trình chiếu (Microsoft PowerPoint,…) vàyêu cầu sinh viên làm bài tập ứng dụng.

3,0 (1,0:2,0)

 

21. 

ĐC01012

Thống kê và xử lý dữ liệu

Cung cấp cho người học cơ sở của lý thuyết xác suất và thống kê toán học với mục đích giúp người học có phương pháp, công cụ để học tập, nghiên cứu và giải quyết các bài toán trong lĩnh vực kinh tế- xã hội…Người học biết sử dụng thành thạo phần mềm Excel, SPSS để giải quyết các bài toán thống kê thường gặp.

3,0 (2,0:1,0)

 

1.4. Ngoại ngữ (chọn học Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)

12/24

 

22. 

NN01015

Tiếng Anh học phần 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:  Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh dành cho sinh viên trình độ tiền trung cấp(Pre-intermediate); từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày; các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ tiền trung cấp. Bước đầu sinh viên tập nghe giảng bằng tiếng Anh trong các bài học tiếng Anh.

4,0 (2,0-2,0)

 

23. 

NN01016

Tiếng Anh học phần 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh ở mức độ nâng cao hơn so với học phần Tiếng Anh 1. So sánh đối chiếu sự khác nhau giữa các hành động lời nói. Cung cấp từ vựng để nói về các chủ điểm quen thuộc như gia đình, sở thích, công việc…. Cách cấu tạo, kết hợp và sử dụng các loại từ vựng. Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ giữa tiền trung cấp và trung cấp.

4,0 (2,0-2,0)

 

24. 

NN01017

Tiếng Anh học phần 3

Học phần này giúp sinh viên ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản về: các hiện tượng ngữ pháp ở mức phức tạp như so sánh, bị động, câu điều kiện…Cung cấp từ vựng ở hầu hết các chủ điểm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện các kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết thông qua các dạng bài tập đa dạng: kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu, viết thư/viết đoạn văn, trao đổi về một số chủ đề quen thuộc.

 

 

 

 

4,0 (2,0-2,0)

 

25. 

NN01019

Tiếng Trung học phần 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần ngữ âm, các nét cơ bản và các nguyên tắc viết chữ Hán đề có thể viết chữ Hán. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản như: chào hỏi, giới thiệu được bản thân, gia đình, bạn bè, mua bán. Rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, viết với các chủ đề đơn giản.

4,0 (2,0-2,0)

 

26. 

NN01020

Tiếng Trung học phần 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản vềcách viết chữ Hán, so sánh được một số âm Hán Việt, nắm được một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản, cung cấp từ vựng cơ bản đểtrình bày về các chủ điểm thông thường như công việc, sở thích, học tập, gia đình... Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết tiếng Hán ở mức độ tiền trung cấp

4,0 (2,0-2,0)

 

27. 

NN01021

Tiếng Trung học phần 3

Môn học cung cấp kiến thức về các loại câu trong tiếng Hán và cách diễn đạt phổ biến với các chủ điểm gần gũi với cuộc sống hàng ngày.Giao tiếp trong những tình huống đơn giản thông qua việc trao đổi thông tin trực tiếp. Miêu tả về các tình huống giao tiếp và những vấn đề gần gũi, liên quan trực tiếp đến cuộc sống.Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Trung HSK3 nhằm giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra phù hợp.

4,0 (2,0-2,0)

 

2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

86

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

23

 

Bắt buộc

17

 

28. 

XH02701

Nhập môn công tác xã hội

Nội dung học phần làm rõ khái niệm công tác xã hội, lịch sử hình thành và các lĩnh vực nghề CTXH trên thế giới và Viêt Nam; vai trò của nhân viên xã hội, tiến trình công tác xã hội. Giới thiệu cho người học về các khái niệm, định nghĩa, quan điểm, giá trị, mục đích, phương pháp, và các dịch vụ của ngành công tác xã hội để người học có được cái nhìn tổng quát trước khi đi vào nghiên cứu chuyên sâu ngành công tác xã hội.

4,0 (2,0:2,0)

 

29. 

XH02702

Lí thuyết công tác xã hội

Những lý thuyết cơ bản của Công tác xã hội: Lý thuyết hành vi; Lý thuyết nhận thức thái độ và mâu thuẫn hành vi; Thuyết quan hệ gắn bó; Thuyết hệ thống gia đình và xung đột gia đình; Thuyết kiến tạo xã hội và phát triển công đồng; Thuyết nữ quyền trong công tác xã hội.

3,0 (1,5:1,5)

 

30. 

XH02703

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để có thể thiết kế và thực hiện một đề tài nghiên cứu thu thập thông tin cần thiết để thực hiện một can thiệp trong một vấn đề cụ thể. Các kiến thức, kỹ năng cơ bản bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi, mục đích nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết, làm rõ các phương pháp/kỹ thuật thu thập, xử lý và triết xuất thông tin số liệu cần thiết phục vụ cho mục đích đã xác định của đề tài.

4,0 (2,0:2,0)

 

31. 

XH02704

Truyền thông với công tác xã hội (truyền thông trực tiếp, TTĐC, mạng xã hội )

Truyền thông đại chúng với công tác xã hội cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng và sử dụng mạng xã hội sử dụng truyền thông những vấn đề công tác xã hội có thể tiếp cận và can thiệp, trợ giúp. Thực hành các kỹ năng truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, sử dụng mạng xã hội truyền thông vấn đề công tác xã hội, can thiệp.

4,0 (2,0:2,0)

 

32. 

XH02705

Thực tế chính trị - xã hội

Nhận diện các vấn đề chính trị - xã hội tại các địa phương liên quan trực tiếp tới đối tượng của ngành công tác xã hội. Bước đầu thấy được vai trò của CTXH đối với nhóm yếu thế và phát triển cộng đồng.

2,0 (0,5:1,5)

 

Tự chọn

6/18

 

33. 

XH02706

Xã hội học nông thôn, đô thị

Học phần cung cấp những kiến thức về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, lý thuyết XHH áp dụng vào nghiên cứu XHH nông thôn, đô thị; về làng, xã ở nông thôn; về các thiết chế xã hội ở nông thôn; về một số vấn đề nghiên cứu của XHH nông thôn. Cung cấp thông tin tổng quan về đô thị, đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị, sự hình thành và phát triển của chuyên ngành xã hội học đô thị. Những nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học đô thị, một số vấn đề nghiên cứu xã hội học đô thị ở Việt Nam.

3,0 (2,0:2.0)

 

34. 

XH02111

An sinh xã hội

Những khái niệm, phạm trù, chức năng của an sinh xã hội; Ý nghĩa, vai trò của an sinh xã hội trong đời sống cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội…Cung cấp thông tin về hệ thống an sinh xã hội trên thế giới, đồng thời cung cấp thông tin sơ lược về quá trình hình thành chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Phân tích các cấu phần của an sinh xã hội ở Việt Nam và tìm hiểu thực trạng các lĩnh vực chính trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.

 

3,0 (1,5:1,5)

 

35. 

XH02112

Xã hội học quản lý

Những lý thuyết xã hội học quản lí, các mô hình quản lý và lãnh đạo, các chức năng quản lý; Phân tích mối quan hệ xã hội trong nhóm và các loại hình tổ chức. Phần phương pháp cung cấp cho sinh viên những kỹ năng và phương pháp phân tích mối quan hệ xã hội trong quản lý nhóm xã hội.

3,0 (1,5:1,5)

 

36. 

XH02707

Xã hội học về cơ cấu xã hội

Cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng nhận thức, đánh giá và phân tích về cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong các môn học ứng dụng sau này.

 

 

37. 

TG01011

Tâm lý học xã hội

Học phần giúp học viên nắm vững các tri thức cơ bản của Tâm lý học xã hội nhằm phát hiện, lý giải và hình thành các tác động đối với các hiện tượng tâm lý xã hội, củng cố niềm tin trong việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động nghề nghiệp tương lai.

3,0 (1,5:1,5)

 

38. 

XH02110

Dân số và phát triển

Cung cấp các khái niệm cơ bản, lịch sử nghiên cứu và tổng quan dân số thế giới, dân số Việt Nam, hệ thống lý thuyết dân số phát triển cơ bản, các vấn đề dân số phát triển cơ bản như: dân số và phát triển kinh tế xã hội, dân số với vấn đề môi trường và phát triển bền vững, dân số với vấn đề giới, việc làm, an sinh xã hội, vấn đề dân số phát triển tại các nước phát triển và các nước đang phát triển.

3,0 (1,5:1,5)

 

2.2. Kiến thức ngành

19

 

Bắt buộc

13

 

39. 

XH02067

Hành vi con người và môi trường xã hội

Học phần cung cấp những kiến thức về khái niệm hành vi, các loại hành vi và các yếu tố cấu thành hành vi cũng như mối quan hệ giữa hành vi với quan hệ xã hội, môi trường xã hội; các hiểu biết về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Những kiến thức này góp phần làm kiến thức nền tảng, giúp sinh viên tiếp thu được những kiến thức của các môn xã hội học chuyên ngành khác, đặc biệt là Thực hành công tác xã hội I, II và III.

4,0 (2,0:2,0)

 

40. 

XH02708

Quản trị công tác xã hội

Cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến quản trị công tác xã hội như, các vấn đề cần nghiên cứu phục vụ công tác quản trị công tác xã hội, các lý thuyết liên quan đến công tác quản trị công tác xã hội. Vận dụng các kiến thức đã được học xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, cân đối ngân sách nguồn lực thời gian thực hiện hoạt động công tác xã hội, điều phối kết nối nhu cầu của người dân với các nguồn lực/dịch vụ trợ giúp, lượng giá, biện hộ...

3,0 (1,5:1,5)

 

41. 

XH02709

Tham vấn trong công tác xã hội

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến khái niệm, lý thuyết và nội dung của bộ môn tham vấn tâm lý áp dụng trong công tác xã hội. Ngoài ra, sinh viên cũng được tiếp cận và rèn luyện một số giá trị, nguyên tắc nền tảng đặt ra đối với tham vấn viên và một số kỹ năng thực hành tham vấn.

3,0 (1,5:1,5)

 

42. 

XH02710

Phát triển cộng đồng

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm, lý thuyết, phương pháp và nội dung phát triển cộng đồng. Từ đó, sinh viên có kỹ năng để nhận diện, phân tích, đánh giá những vấn đề của cộng đồng, lập kế hoạch cho hoạt động phát triển cộng đồng .

3,0 (1,5:1,5)

 

Tự chọn

6/18

 

43. 

XH02711

Kỹ năng tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng. Từ đó, xây dựng một kế hoạch để hiện thực hóa các bước còn lại của tiến trình phát triển cộng đồng.

3,0 (1,5:1,5)

 

44

XH02109

Các vấn đề xã hội đương đại

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản và kỹ năng phân tích những vấn đề bức xúc, quan trọng có liên quan tới quá trình biến đổi và phát triển xã hội đương đại ở qui mô Việt Nam và Toàn cầu. Những kiến thức này góp phần nâng cao sự hiểu biết của sinh viên về các vấn đề nổi bật của xã hội đương đại, tạo điều kiện tiếp thu tốt những kiến thức của các môn xã hội học chuyên ngành có liên quan.

3,0 (2,0:1,0)

 

45

XH03029

Giới và phát triển

Hệ thống khái niệm cơ bản về Giới và Bình đẳng giới, giới và phát triển; những vấn đề, chiến lược về bình đẳng giới trong nước và thế giới. Hệ thống lý thuyết nữ quyền, lý thuyết nghiên cứu giới; các hướng tiếp cận nghiên cứu giới; các công cụ phân tích giới; lồng ghép giới; các lĩnh vực nghiên cứu, can thiệp về giới trên thế giới và Việt Nam: bạo lực trên cơ sở giới giới, lao động việc làm, giới trong giáo dục, nhạy cảm giới trong truyền thông….

3,0 (2,0:1,0)

 

46

XH02713

Công tác xã hội với trẻ em thiệt thòi

Học phần này nằm trong học phần tự chọn thuộc khối kiến thức Cơ sở ngành, học phần cung cấp những kiến thức về Khái niệm, phân loại trẻ em thiệt thòi; Kỹ năng và phương pháp làm việc với trẻ em thiệt thòi; Các dịch vụ cơ bản cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hướng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em thiệt thòi.

3,0 (2,0:1,0)

 

47

XH03114

Xã hội học chính trị

Nghiên cứu các khái niệm, đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính trị, quyền lực chính trị, hành vi chính trị của các nhóm xã hội. Phân tích các quy luật của sự hình thành, biến đổi, phát triển của các tập hợp chính trị, hệ thống chính trị, khuôn mẫu hành vi chính trị, sự kiện và quá trình chính trị…dự báo các xu hướng vận động của hệ thống chính trị. Vận dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu và phân tích một số vấn đề cần thiết của hệ thống chính trị các cấp ở nước ta hiện nay

3,0 (2,0:1,0)

 

48

QQ03466

Tổ chức sự kiện

Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về sự kiện và tổ chức sự kiện, về nghề tổ chức sự kiện, nắm vững các nguyên tắc tổ chức sự kiện chuyên nghiệp để truyền đạt có hiệu quả thông điệp của tổ chức, doanh nghiệp đến công chúng. Đồng thời, người học cũng được biết về quy trình quản lý rủi ro trong sự kiện và được học các kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng xử lý tình huống,…

3,0 (2,0:1,0)

 

2.3. Kiến thức bổ trợ

6

 

Bắt buộc

3

 

49

XH02723

Xây dựng, quản lý và phát triển dự án

Môn học này cung cấp cho sinh viên tri thức lí thuyết và các phương pháp về việc xây dựng một dự án xã hội nói chung, dự án cấp huyện cấp xã, cấp thôn nói riêng, trên cơ sở đó sinh viên cần nắm được những kỹ năng, các mô hình quản lý điều hành và phát triển dự án.

3,0 (2,0:1,0)

 

Tự chọn

3/9

 

50

XH02724

Xã hội học pháp luật và tội phạm

Nội dung bài bài giảng xã hội học pháp luật cung cấp các khái niệm cơ bản, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, các lý thuyết tiếp cận cùng các nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật: hệ thống pháp luật, vai trò, chức năng của pháp luật, các chuẩn mực pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật với các thiết chế xã hội. Giúp có thể vận dụng kiến thức xã hội học pháp luật vào nghiên cứu và phân tích về xây dựng và thực thi pháp luật trong xã hội đương đại

3,0 (1,5:1,5)

 

51

XH03120

Xã hội học môi trường

Nội dung bài giảng XHH môi trường làm rõ lịch sử hình thành, khái niệm, đối tượng, các hướng tiếp cận trong nghiên cứu môi trường, xung đột môi trường và các hướng giải quyết xung đột môi trường. Tập huấn kỹ năng để có thể vận dụng kiến thức xã hội học môi trường đã học vào nghiên cứu và phân tích một số vấn đề về môi trường cũng như các hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trường.

3,0 (1,5:1,5)

 

52

XH02727

Tuyên truyền vận động các vấn đề xã hội

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng phát hiện, phân tích và đánh giá thực trạng các vấn đề xã hội cần vận động, các lỗ hổng trong hệ thống các chính sách liên quan để từ đó thiết kế và thực hiện các chiến dịch vận động thay đổi, xây dựng mới hoặc hiện thực hoá chính sách cho phù hợp với vấn đề xã hội được phát hiện.

3,0 (2,0:1,0)

 

2.4. Kiến thức chuyên ngành

38

 

Bắt buộc

33

 

53

XH03714

Công tác xã hội với cá nhân

Nội dung học phần tập trung vào cung cấp kiến thức, phương pháp cơ bản của quá trình công tác xã hội với cá nhân gồm: Khái niệm, mục đích của công tác xã hội cá nhân, các lý thuyết công tác xã hội…Đồng thời, học phần này cũng cung cấp các kỹ năng cơ bản được sử dụng trong tiến trình công tác xã hội cá nhân: Tiếp cận đối tượng (thân chủ), Thu thập thông tin, nhận diện vấn đề, lên kế hoạch giúp đỡ thân chủ, tạo lập mối quan hệ, vấn đàm, ghi chép tiến trình…

3,0 (2,0:1,0)

 

54

XH03715

Công tác xã hội với nhóm

Nội dung học phần tập trung vào cung cấp kiến thức, phương pháp cơ bản của quá trình công tác xã hội với nhóm gồm: Khái niệm, mục đích của công tác xã hội nhóm, các lý thuyết công tác xã hội thường được sử dụng trong công tác xã hội nhóm, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động nhóm; đề xuất thành lập nhóm, tổ chức và điều phối hoạt động nhóm; giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên nhóm trong quá trình tương tác; ghi chép tiến trình, lượng giá vấn đề.

3,0  (1,5:1,5)

 

55

XH03716

Thực hành công tác xã hội cá nhân

Với học phần này, tập trung chủ yếu là nhận diện vấn đề: Giúp sinh viên vận dụng lý thuyết CTXH đã học vào nhận diện và phát hiện vấn đề khi đi thực hành tại cơ sở để từ đó có mục tiêu xây dựng cho các giai đoạn tiếp theo trong tiến trình thực hành công tác xã hội

3,0 (1,5:1,5)

 

56

XH03717

Thực hành công tác xã hội nhóm

Học phần này giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên quy trình, các bước, các giai đoạn thực hành công tác xã hội nhóm. Hệ thống những lý thuyết công tác xã hội nhóm với thực tiễn xã hội, đặc biệt là gắn chặt với thân chủ cụ thể, với nhóm yếu thế cụ thể. Bên cạnh đó, học phần này còn rèn luyện tay nghề và kỹ năng thực hành theo yêu cầu của nhân viên công tác xã hội.

3,0 (1,5:1,5)

 

57

XH03718

Thực hành công tác xã hội với cộng đồng

Học phần này giúp sinh viên vận các lý thuyết đã học trong CTXH với nhóm, cồng đồng, đồng thời giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên tiến trình thực hành công tác xã hội với cộng đồng. Địa bàn thực hành sẽ cung cấp cho sinh viên cơ hội để ứng dụng những kiến thức, kỹ năng và các kỹ thuật đã được học vào thực tiễn. Thông qua đó giúp sinh viên có những kinh nghiệm thực tế với tư cách như là một tác viên cộng đồng hành sự.

3,0  (1,5:1,5)

 

58

XH03719

Công tác xã hội với gia đình

Học phần cung cấp những kiến thức về Thực trạng hệ thống chăm sóc gia đình trên thế giới, Việt Nam, các tiếp cận lý thuyết xây dựng và phát triển hệ thống chăm sóc gia đình, công tác xã hội trong hệ thống chăm sóc gia đình. Những kiến thức này góp phần giúp sinh viên nâng cao nhận thức và bổ sung thêm các kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn vào hoạt động nghề nghiệp chuyên ngành CTXH.

3,0  (1,5:1,5)

 

59

XH03720

Công tác xã hội với người HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm

Học phần cung cấp những kiến thức về cơ bản về HIVvà AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm, các dạng tệ nạn xã hội, các loại hình tội phạm; đồng thời xác định được các nguyên nhân liên quan đến các loại tệ nạn xã hội, về tệ nạn xã hội và tội phạm một cách hệ thống. Xác định rõ đối tượng môn học là hoạt động xã hội nhằm vào nhóm người đã và đang có nguy cơ mắc phải bệnh tật và tệ nạn xã hội, hướng đến việc giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tật và tệ nạn xã hội tới các cá nhân và cộng đồng

4,0  (2,0:2,0)

 

60

XH03036

Kiến tập

Học phần nhằm tạo điều kiện cho người học hiểu sâu sắc hơn vai trò của nhân viên CTXH và thực hiện được tiến trình CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tiến trình phát triển cộng đồng; đồng thời áp dụng được các kỹ năng, kỹ thuật tác nghiệp, lý thuyết trong tiến trình CTXH trên thực tế; mà vẫn phải tuân thủ được các triết lý, giá trị đạo đức của nghề nghiệp

2,0 (0,5:1,5)

 

61

XH03037

Thực tập nghề nghiệp

Đây là môn học thực hành nghề nghiệp sau khi sinh viên đã được học các môn lý thuyết và thực hành về công tác xã hội. Môn học là một cơ hội để các em sinh viên được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học trong nhà trường vào hoạt động thực tế ngoài xã hội.

3,0 (1,0:2,0)

 

62

XH04015

Khóa luận

Việc làm khóa luận giúp sinh viên hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng và vận dụng chúng trong đề tài nghiên cứu một cách có khoa học và sáng tạo. Rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và sáng tạo; tính chủ động, độc lập trong nghiên cứu và phát huy sở trường của mình trong hoạt động công tác xã hội.

6,0 (0,5:5,5)

 

Các học phần thay thế khóa luận

6,0

 

63

XH03725

Công tác xã hội trong trường học

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của công tác xã hội trong phạm vi trường học: lý thuyết, khái niệm, kỹ năng, phương pháp CTXH. Ngoài ra sinh viên có thể áp dụngnhững kiến thức và kỹ năng vào thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong trường học và có thể đưa ra những nhóm dịch vụ cho học sinh và nhà trường. Từ đó giúp cho các trường học nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo.

3,0 (1,5:1,5)

 

64

XH03726

Công tác xóa đói giảm nghèo

Cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan đến nghèo, đói: Khái niệm về giàu-nghèo, các chỉ báo đo lường về hộ nghèo, phân loại các hộ nghèo theo nghề nghiệp, mức độ nghèo, nguyên nhân nghèo, các lý thuyết giải thích về nghèo đói, các phương pháp nhận diện về hộ nghèo, các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của hộ nghèo, các chính sách và hoạt động của nhà nước, cộng đồng, các tổ chức xã hội giúp đỡ các hộ nghèo. Sinh viên tham gia hoặc tự mình thực hiện các hoạt động giúp đỡ các hộ nghèo tự vươn lên tại cộng đồng..

3,0 (1,5:1,5)

 

Tự chọn

6/18

 

65

XH03721

Công tác xã hội với nhóm tuổi

Cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng cơ bản để phát hiện các vấn đề của các nhóm tuổi mà nhà CTXH cần quan tâm, hướng dẫn người học thực hành cách tiếp cận hiệu quả với các nhóm tuổi, bước đầu thực hành nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cho các nhóm tuổi tại các cộng đồng (đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch, cung cấp các dịch vụ, kết nối mạng lưới)

3,0  (1,5:1,5)

 

66

XH03722

Kỹ năng tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng

Cung cấp các kỹ năng tổ chức hoạt động kết nối cộng đồng, trong đó có các kỹ năng làm MC, tổ chức trò chơi, văn nghệ - thể dục và vai trò của nó trong tiến trình công tác xã hội với cộng đồng.  Hỗ trợ người học một số các kỹ năng cần có của nhân viên CTXH trong các hoạt động với cộng đồng.

3,0  (1,5:1,5)

 

67

XH02106

Xã hội học văn hóa

Cung cấp kiến thức cơ bản (Khái niệm văn hoá, các thành tố văn hoá, phương pháp và lý thuyết tiếp cận nghiên cứu văn hoá,...), kỹ năng nhận thức, đánh giá và phân tích các vấn đề thuộc văn hoá từ góc độ xã hội học và làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong các học phần ứng dụng sau này.

3,0 (1,5:1,5)

 

68

XD02410

Công tác tư tưởng và dân vận của Đảng

Nội dung học phần gồm: những vấn đề cơ bản về công tác tư tưởng của Đảng (khái niệm, vai trò, nội dung, hình thức, nguyên tắc, phương châm, đấu tranh tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch); những vấn đề cơ bản về công tác dân vận của Đảng (khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức công tác dân vận của Đảng; công tác vận động công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc tôn giáo của Đảng; tổ chức bộ máy của ban dân vận cấp ủy các cấp).

3,0

(2,0; 1,0)

 

69

XH03115

Xã hội học y tế

Cung cấp một số kiến thức cơ bản về khái niệm, đối tượng nghiên cứu xã hội học y tế, phân biệt với các tiếp cận nghiên cứu y tế, sức khoẻ từ các chuyên ngành khác. Môn học cũng hướng tới trang bị hệ thống các lý thuyết vĩ mô, vi mô xã hội học trong nghiên cứu y tế, sức khoẻ, đồng thời hướng đến trang bị kỹ năng thực hành thiết kế và phân tích các vấn đề xã hội học y tế, sức khoẻ nổi bật trên thế giới và Việt Nam hiện nay

3,0 (1,5:1,5)

 

70

XH03117

Xã hội học giáo dục

Nội dung bài giảng XHH giáo dục làm rõ các khái niệm, đối tượng, sự hình thành và phát triển của xã hội học giáo dục trên thế giới và Việt Nam. Phân tích những học thuyết xã hội về giáo dục, tìm hiểu những vấn đề giáo dục trong nhà trường, bình đẳng giới trong giáo dục, các mối quan hệ xã hội trong giáo dục, ảnh hưởng của giáo dục tới sự phát triển của cá nhân và xã hội; vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội.

3,0 (1,5:1,5)

 

 

 

 

 

9.3. Ma trận chuẩn đầu ra chương trình đào tạo10. Hướng dẫn thực hiện:

TT

Mã học phần

Chuẩn đầu ra

Kiến thức

Kỹ năng

Năng lực tự chủ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

1

TM01012

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

2

KT01011

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

3

CN01002

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

4

LS01002

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

5

TH01001

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

6

NP01001

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

7

CT01001

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

8

XD01001

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

9

XH01001

 

 

2

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

1

1

 

1

 

10

TG01004

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

11

TG01006

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

12

TT01002

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

13

CT01002

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

14

TT01003

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

15

LS01003

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

16

KT02010

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

17

TM01007

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

18

CT03045

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

19

CT03045

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

20

ĐC01005

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

21

ĐC01012

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

22

NN01015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

23

NN01016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

24

NN01017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

NN01019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

NN01020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

NN01021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28

XH02701

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

 

1

 

29

XH02702

1

 

2

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

2

 

30

XH02703

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

 

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

1

1

31

XH02704

 

 

 

 

 

1

2

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

1

 

 

2

 

1

1

 

 

 

1

 

1

1

1

32

XH02705

 

1

1

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

 

 

1

1

 

1

 

 

1

 

 

1

 

33

XH02706

 

 

 

 

 

1

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

1

 

1

 

 

 

 

1

 

1

1

1

34

XH02111

 

 

 

 

 

 

 

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

 

1

 

 

1

1

35

XH02112

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

2

1

1

1

1

2

1

 

1

1

 

1

 

1

 

36

XH02707

 

1

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

1

1

 

1

1

 

1

1

1

1

 

37

TG01011

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

38

XH02110

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

 

 

1

1

 

 

 

1

1

 

 

1

 

39

XH02067

 

2

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

2

1

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

1

1

1

40

XH02708

 

 

 

1

1

 

 

 

1

2

2

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

1

1

1

1

1

 

1

1

1

1

1

41

XH02709

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

2

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

1

1

1

 

 

 

2

1

 

1

42

XH02710

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

2

2

 

 

 

2

 

2

1

2

 

2

 

1

1

 

43

XH02711

 

1

1

1

2

1

1

1

1

2

 

 

 

 

1

2

1

1

2

 

 

1

1

2

 

2

1

1

 

 

1

 

44

XH02109

 

1

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

1

1

1

 

45

XH03029

1

 

1

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

 

1

1

 

 

2

 

1

1

2

1

2

 

2

 

 

1

1

46

XH02713

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

1

 

1

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

 

1

 

47

XH03114

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

1

 

 

1

1

 

1

 

1

1

1

1

 

1

48

QQ03466

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

49

XH03714

 

 

 

1

1

1

 

 

1

1

 

 

 

1

1

 

 

1

2

 

 

1

 

2

 

2

1

1

 

 

1

 

50

XH03715

 

 

 

1

2

1

 

 

1

1

 

 

2

 

1

 

1

1

2

 

 

1

1

2

 

2

1

1

 

 

1

 

51

XH03716

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

1

 

1

 

1

1

 

 

 

1

1

1

 

2

 

 

 

 

 

 

52

XH03717

 

 

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

2

2

 

53

XH03718

 

 

 

1

1

1

 

 

1

2

 

2

2

 

 

2

1

1

1

 

 

1

2

2

1

2

1

2

1

1

 

2

54

XH03719

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

1

2

 

1

1

 

 

1

1

 

1

 

1

 

1

1

55

XH03720

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

2

2

2

 

1

1

 

 

1

1

 

1

 

1

 

1

1

56

XH03721

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

1

1

1

 

1

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

 

1

 

57

XH03722

 

1

 

 

1

1

1

1

1

2

1

1

1

 

1

1

1

1

1

 

1

1

1

1

1

1

 

1

1

1

1

1

58

XH02106

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

1

2

 

1

1

1

2

 

 

2

1

1

2

1

59

XD02410

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

XH03115

1

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

1

1

 

 

 

1

 

 

1

 

 

61

XH03117

 

 

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

 

1

1

 

 

1

1

 

 

 

1

1

1

1

 

 

62

XH02723

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

1

1

 

2

 

2

 

2

2

2

1

2

2

2

 

2

 

63

XH02724

 

1

 

 

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

 

 

2

2

2

2

1

1

1

1

1

1

2

1

2

1

 

64

XH03120

 

 

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

2

2

 

 

 

 

2

 

2

2

 

1

1

1

1

1

65

XH02727

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

1

2

 

2

1

1

1

2

 

2

1

1

2

1

66

XH03036

 

 

 

1

1

1

 

 

1

1

 

1

1

 

1

1

1

1

1

 

 

1

1

1

1

2

1

2

1

1

 

2

67

XH03037

 

 

 

1

1

1

 

 

1

2

 

2

2

 

1

2

1

1

1

 

 

1

2

2

1

2

1

2

1

1

 

2

68

XH04015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

2

1

1

2

2

2

2

1

 

1

1

2

1

69

XH03725

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

1

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

2

 

2

 

2

 

 

2

2

70

XH03726

 

1

 

 

1

1

1

1

1

2

1

1

1

 

1

1

1

1

1

 

1

1

1

1

1

1

 

1

1

1

1

1

 10.1. Kế hoạch đào tạo dự kiến:

- Năm học thứ 1: Sinh viên học chương trình đại cương. Cùng lúc đó, sinh viên được học tập một số môn cơ sở ngành giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức mang tính khái quát của ngành học.

- Năm thứ 2: Sinh viên học các môn học cơ sở ngành Công tác xã hội

- Năm thứ 3: Sinh viên được sắp xếp kiến tập tại các cơ sở thực tế, song song với học các môn học liên quan đến ngành Công tác xã hội theo kế hoạch.

- Năm thứ 4: Sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu về Công tác xã hội và được sắp xếp thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở có liên kết hoặc tham gia các nghiên cứu của Khoa chủ quản.

 

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

Học kỳ

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Triết học Mác- Lênin

3

x

 

 

 

 

 

 

 

2

Kinh tế chính trị Mác- Lênin

2

x

 

 

 

 

 

 

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

 

x

 

 

 

 

 

 

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

 

x

 

 

 

 

 

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 

x

 

 

 

 

 

 

6

Pháp luật đại cương

3

x

 

 

 

 

 

 

 

7

Chính trị học đại cương

2

 

 

 

x

 

 

 

 

8

Xây dựng Đảng đại cương

2

 

 

 

 

x

 

 

 

9

Xã hội học đại cương

2

 

x

 

 

 

 

 

 

10

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

2

 

 

 

x

 

 

 

 

11

Tâm lí học đại cương

2

 

 

x

 

 

 

 

 

12

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2

 

 

x

 

 

 

 

 

13

Thể chế chính trị thế giới đương đại

2

 

 

x

 

 

 

 

 

14

Nguyên lí công tác tư tưởng

2

 

 

x

 

 

 

 

 

15

Dân tộc học đại cương

2

 

 

x

 

 

 

 

 

16

Tiếng Việt thực hành

2

 

 

x

 

 

 

 

 

17

Nguyên lý quản lý kinh tế

2

 

 

x

 

 

 

 

 

18

Lôgic hình thức

2

 

 

x

 

 

 

 

 

19

Chính sách xã hội

2

 

 

x

 

 

 

 

 

20

Tin học ứng dụng

3

 

 

x

 

 

 

 

 

21

Thống kê và xử lý dữ liệu

4

x

 

 

x

 

 

 

 

22

Tiếng Anh học phần 1

3

x

 

 

 

 

 

 

 

23

Tiếng Anh học phần 2

3

 

x

 

 

 

 

 

 

24

Tiếng Anh học phần 3

3

 

 

x

 

 

 

 

 

25

Tiếng Trung học phần 1

3

x

 

 

 

 

 

 

 

26

Tiếng Trung học phần 2

3

 

x

 

 

 

 

 

 

27

Tiếng Trung học phần 3

3

 

 

x

 

 

 

 

 

28

Nhập môn công tác xã hội

4

x

 

 

 

 

 

 

 

29

Lí thuyết công tác xã hội

3

 

x

 

 

 

 

 

 

30

Phương pháp thu thập và sử lý thông tin

3

 

 

x

 

 

 

 

 

31

Truyền thông với công tác xã hội (truyền thông trực tiếp, TTĐC, mạng xã hội )

3

 

 

 

x

 

 

 

 

32

Thực tế chính trị - xã hội

2

 

x

 

 

 

 

 

 

33

Xã hội học nông thôn, đô thị

3

 

 

 

 

x

 

 

 

34

An sinh xã hội

3

 

 

 

 

x

 

 

 

35

Xã hội học quản lý

3

 

 

 

 

x

 

 

 

36

Xã hộ học về cơ cấu xã hội

3

 

 

 

 

x

 

 

 

37

Tâm lý học xã hội

3

 

 

 

 

x

 

 

 

38

Dân số và phát triển

3

 

 

 

 

x

 

 

 

39

Hành vi con người và môi trường xã hội

4

 

x

 

 

 

 

 

 

40

Quản trị công tác xã hội

3

 

 

 

 

 

 

x

 

41

Tham vấn trong công tác xã hội

3

 

 

 

x

 

 

 

 

42

Phát triển cộng đồng

3

 

 

 

 

x

 

 

 

43

Kỹ năng tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng

3

 

 

 

 

 

x

 

 

44

Các vấn đề xã hội đương đại

3

 

 

 

 

 

 

x

 

45

Giới và phát triển

3

 

 

 

 

 

 

x

 

46

Công tác xã hội với trẻ em thiệt thòi

3

 

 

 

 

 

x

 

 

47

Xã hội học chính trị

3

 

 

 

 

 

x

 

 

48

Tổ chức và truyền thông sự kiện

3

 

 

 

 

 

x

 

 

49

Công tác xã hội với cá nhân

3

 

 

 

x

 

x

 

 

50

Công tác xã hội với nhóm

3

 

 

 

x

 

x

 

 

51

Thực hành công tác xã hội cá nhân

3

 

 

 

x

 

x

 

 

52

Thực hành công tác xã hội nhóm

4

 

 

 

x

 

 

 

 

53

Thực hành công tác xã hội với cộng đồng

6

 

 

 

 

x

 

 

 

54

Công tác xã hội với gia đình

3

 

 

 

 

x

 

 

 

55

Công tác xã hội với người HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm

3

 

 

 

 

 

 

x

 

56

Công tác xã hội với nhóm tuổi

3

 

 

 

 

 

 

x

 

57

Kỹ năng tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng

3

 

 

 

 

 

 

x

 

58

Xã hội học văn hóa

 

 

 

 

 

 

 

x

 

59

Công tác tư tưởng và dân vận của Đảng

 

 

 

 

 

 

 

x

 

60

Xã hội học y tế

 

 

 

 

 

 

 

x

 

61

Xã hội học giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

x

 

62

Xây dựng, quản lý và phát triển dự án

 

 

 

 

 

 

 

x

 

63

Xã hội học pháp luật và tội phạm

 

 

 

 

 

 

 

x

 

64

Xã hội học môi trường

 

 

 

 

 

 

 

x

 

65

Tuyên truyền vận động các vấn đề xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

x

66

Kiến tập

 

 

 

 

 

 

 

x

 

67

Thực tập nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

x

68

Khóa luận

 

 

 

 

 

 

 

 

x

69

Công tác xã hội trong trường học

 

 

 

 

 

 

 

 

x

70

Công tác xóa đói giảm nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

10.2. Các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

* Về cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị đào tạo

   Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đã có những cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo. Đối với việc giảng dạy cần có những cơ sở vật chất cơ bản như giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy tính, máy chiếu, loa, mic, trung tâm thực hành công tác xã hội tại trường và các cơ sở liên kết…Ngoài ra cần có hệ thống các đầu sách, tư liệu tham khảo cập nhật và đa dạng.

   Thêm vào đó, đối với đặc thù chuyên môn, nghiệp vụ, có những yêu cầu cơ sở vật chất đặc thù hơn nhằm đáp ứng được cho việc thực hành môn học được hiệu quả. Cụ thể:

+ Các môn thực hành công tác xã hội (3 môn):Cần phải đưa sinh viên đến cơ sở thực hành của Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước nên cần có chế độ kinh phí cho sinh viên, giảng viên, xe đưa đón sinh viên, giảng viên đến các cơ sở.

            + Học phần Thực tế chính trị-xã hội, Kiến tập, Thực tập nghề nghiệp:để tăng cường thực tế và gắn với đặc thù nghề công tác xã hội, tổ chức cho sinh viên đi thực tế chính trị-xã hội, kiến tập ở các cơ quan, cộng đồng, trung tâm bảo trợ ở trung ương và địa phương. Thông qua các học phần thực tế này, sinh viên sẽ được thực hành chuyên môn nghề nghiệp. Để thực hiện được chuyến đi này cần có sự hỗ trợ của Học viện về thủ tục, giấy tờ khi liên hệ làm việc, hỗ trợ công tác phí đối với giảng viên, hỗ trợ kinh phí cho sinh viên và sự đóng góp của sinh viên khi tham dự chuyến đi.          

* Về đội ngũ giảng viên

   Đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Công tác xã hội của Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: 03 Phó giáo sư - Tiến sỹ, 04 Tiến sỹ, 04 Nghiên cứu sinh, 04 Thạc sĩ xã hội học, cùng một số lượng đông đảo các giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ Xã hội học và Công tác xã hội đảm nhận chức danh giảng viên kiêm nhiệm tại khoa.

   Giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội được tuyển chọn từ đội ngũ những giảng viên có năng lực và nhiệt huyết với nghề, có kiến thức nền tảng vững chắc, thành thạo ngoại ngữ và công nghệ được đào tạo cơ bản từ các trường có uy tín ở nước ngoài và của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tham gia giảng dạy chương trình này có nhiều nhà giáo có chuyên môn cao và giảng viên mời đến từ các trường đại học đối tác ở nước ngoài của Học viện.

* Về thư viện

Hiện nay, Trung tâm Thông tin Khoa học trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở thông tin quan trọng, hỗ trợ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện. Tổng diện tích sử dụng của Trung tâm là 3419m2 trong đó có 2 phòng đọc diện tích 100m2, số lượng chỗ ngồi là 200 người, phòng bổ sung kỹ thuật, phòng hội thảo khoa học, phòng Internet với trên 20 máy tính phục vụ tra cứu, 4 kho để sách cùng các trang thiết bị phục vụ tương đối hiện đại. Trung tâm Thông tin Khoa học thường xuyên cập nhật các tài liệu mới, tổ chức biên tập, in ấn và phát hành giáo trình, tài liệu học tập phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và sinh viên của Học viện. Đặc biệt, hệ thống thư viện đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đọc với các phòng: phòng đọc sách, phòng đọc báo, tạp chí, phòng mượn tổng hợp, phòng ngoại văn… Hoạt động nghiệp vụ của thư viện được tin học hoá giúp cho việc mượn, trả và quản lý, khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện. Các sách liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội, ngoại giao… nói chung và công tác tư tưởng nói riêng rất phong phú, là nguồn tư liệu quý giá để tra cứu tài liệu cho hoạt động đào tạo và học tập.

Nhà trường cũng có Thư viện điện tử hiện đại trang bị hệ thống sách, giáo trình tài liệu tham khảo phong phú đa dạng với 3608 tài liệu. Trong đó có, 362 đề tài khoa học; 249 giáo trình; 33 khóa luận tốt nghiệp; 37 luận án tiến sĩ; 1982 luận văn thạc sĩ; 899 sách tham khảo; 24 tạp chí; 22 thông tin. Bạn đọc có thể đọc toàn văn tài liệu số theo điạ chỉ: thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace.

10.3. Kế hoạch điều chỉnh chương trình

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước:

(1) Tổ chức thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải cập nhật chương trình đào tạo (những thay đổi trong quy định của Nhà nước, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chương trình đào tạo; những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc ngành, chuyên ngành; các vấn đề kinh tế xã hội, kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình đào tạo; phản hồi của các bên liên quan; những thay đổi học phần, môn học hoặc nội dung chuyên môn…).

 (2) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức lấy ý kiến của giảng viên trong khoa về các nội dung điều chỉnh.

(3) Trình Hội đồng khoa xem xét thông qua các nội dung điều chỉnh.

(4) Khoa nộp cho Học viện bản đề xuất các nội dung điều chỉnh chương trình đào tạo, các tài liệu và biên bản theo quy định.

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo phải tuân thủ theo nguyên tắc:

(1) Thời lượng của chương trình đào tạo gồm 130 tín chỉ. Chương trình phải đảm bảo tính khoa học và hội nhập; cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.

(2) Các học phần mới bổ sung vào chương trình đào tạo hoặc các học phần thuộc chương trình đào tạo có nội dung được điều chỉnh phải có đề cương chi tiết học phần theo mẫu quy định, được Hội đồng khoa thông qua.

(3) Việc đưa môn học mới, bổ sung và điều chỉnh nội dung học phần phải được Hội đồng khoathông quavà xác nhận.

 

GIÁM ĐỐC

 

 

(đã ký)

 

Trương Ngọc Nam

 

CÁC TIN KHÁC


    Trang chủ    |     Giới thiệu      |     Tuyển Sinh       |     Tra cứu điểm thi       |      Hỏi đáp     |       Liên hệ